29 Câu hỏi kiến thức võ đạo

Câu hỏi 1: Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ nhất của Việt Võ Đạo Sinh (VVÐS)?

Ðiều tâm niệm thứ nhứt nói về hoài bảo và mục đích học võ của VVÐS, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị.

Câu hỏi 2: . Vì sao VVĐS không mang hoài bảo tớn lao là đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật?

VVÐS không mang hoài bảo lớn lao đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật vì nghệ thuật thì khôn cùng nên VVÐS chỉ hoài bảo những gì hợp tình hợp lý có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.

Câu hỏi 3: Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ hai?

Ðiều thứ hai nói về nghĩa vụ của VVÐS đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ.

Câu hỏi 4: Muốn phát huy môn phái VVÐS phải làm gì?

Muốn phát huy môn phái, VVÐS phải:

a/ Dày công khổ luyện để trở thành Võ sư - Huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
b/ Thực tập tinh thần VVÐ trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:
  - Trong gia đình là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảọ.
  - Với bạn bè: giữ tín nghĩa.
  - Với xã hội: là người công dân tốt.

Câu hỏi 5: Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ ba?

Ðiều thứ ba nói về tình doàn kết trong môn pháị Muốn có đoàn kết VVÐS phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành thật thuơng mến nhau.

Câu hỏi 6: Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể ?

Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rả của một đoàn thể.

Câu hỏi 7: Muốn xây dựng tình đoàn kết trong môn phái, VVÐS phải làm gì ?

Muốn xây dựng tình đoàn kết trong môn phái, VVÐS phải loại bỏ mọi thành kiến cá nhân, tiêu trừ lòng tự ái sai lầm, mọi ý nghĩ cá nhân riêng lẽ không thù hằn đồng môn, nếu có những thắc mắc, phải tìm cách giải quyết ngay trong tinh thần xây dựng.

Câu hỏi 8: Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ tư?

Ðiều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.

Câu hỏi 9: Kỷ luật Việt võ Ðạo là kỷ luật gì?

Kỷ luật VVÐ là kỷ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải,

Câu hỏi 10: Danh dự võ sĩ là gì?

Danh dự võ sĩ là danh dự của một tập thể người có tư tưởng và hành động hiên ngang, cao cả, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt trên lòng tự ái cá nhân để hòa mình vào nền võ đạo.

Câu hỏi 11: Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ năm?

Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVÐS, đó là luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. VVÐS chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.

Câu hỏi 12: Nếu võ phái khác có một phần tử hư hỏng, VVÐS có quan niệm như thế nào khi phải cảm hóa họ?

Khi bắt buộc phải trừng trị một phần tử hư hỏng của võ phái khác, VVÐS chỉ coi đó là một việc làm bất đắc dĩ để hướng thiện một cá nhân hư hỏng, chứ không vơ đủa cả nắm và không có ý xúc phạm đến toàn thể võ phái họ.

Câu hỏi 13: Hảy nêu ý nghĩa đại cương điều thứ sáu?

Ðiều thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của VVÐS, đó là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp..) rèn luyện tinh thần và trau dồi đạo hạnh.

Câu hỏi 14: Muốn thực hiện chuyên cần học tập VVDS phải làm gì?

Muốn thực hiện chuyên cần học tập, VVDS phải:
  a/ Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp, lý thuyết, thực hành…)
  b/ Hỏi cho kỹ (không hiểu thì hỏi, không tự ái chán nản)
  c/ Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẫm những điều học và làm)
  d/ Luận cho sáng (so sánh, phần tích, tổng hợp, biện luận và phản luận)
  e/ Làm hết sức (thực hiện với tất cả nhiệt tình)


xem tiếp